NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 983 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Ê buốt khi niềng răng – Tình trạng trong quá trình niềng răng

Theo dõi trên:

Ê buốt khi niềng răng là một trong những vấn đề khách hàng thường xuyên gặp phải. Nhất là sau mỗi lần thăm khám tại nha khoa. Đây là thể là tình trạng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng rất nhiều trường hợp do ê buốt kéo dài mà gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vậy phải làm gì khi bị ê buốt? Hãy cùng nha khoa phân tích và tìm ra giải pháp nhé!

Trải qua quá trình niềng răng, bạn phải mang các mắc cài cố định trong thời gian dài và quá trình này gây nên nhiều trở ngại. Mỗi người thường sẽ có những cảm giác, cảm xúc khác nhau khi niềng răng và gặp nhiều vấn đề gây hoang mang, chẳng hạn như ê buốt khi niềng răng.

Ê buốt khi niềng răng - Tình trạng trong quá trình niềng răng 1
Ê buốt là tình trạng thường gặp khi niềng răng*

Phân tích tình trạng ê buốt khi niềng răng

Ê buốt khi niềng răng là tình trạng nhiều người tham gia niềng răng gặp phải nhất hiện nay. Lý giải cho điều này, bác sĩ chỉnh nha cho biết: Ê buốt là hiện tượng vô cùng bình thường và nó không ảnh hưởng gì đến hiệu quả chỉnh nha. Khi các mắc cài được gắn lên răng và tạo ra lực, nghĩa là lúc này răng cũng bị tác động nên gây ra hiện tượng ê buốt. Ở một số giai đoạn, ê buốt có thể nặng nề hơn, thậm chí người niềng răng còn cảm thấy đau nhức. Đó là lúc răng độ siết của mắc cài để thúc đẩy quá trình di chuyển răng.

Song, cũng có rất nhiều trường hợp răng bị ê buốt kéo dài, ê buốt và đau âm ĩ khiến khổ chủ phiền toái trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt thường nhật. Giải thích cho điều này có thể là do kỹ thuật niềng răng bị sai lệch. Việc gắn các mắc cài diễn ra chưa thật sự chuẩn xác. Nếu ê buốt khi niềng răng do nguyên nhân này nghĩa là nó đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả quá trình niềng răng.

Ê buốt khi niềng răng - Tình trạng trong quá trình niềng răng 2
Lực siết của mắc cài có thể gây ê buốt răng*

Một số trường hợp khác, ê buốt khi niềng răng là do các bệnh lý răng miệng gây nên. Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ chỉnh nha không kỹ lưỡng trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng… Chính vì những nguyên nhân trên đây, bạn càng phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, thực hiện thăm khám – điều trị sạch gọn các vấn đề nha khoa khác trước khi niềng răng.

Chăm sóc giảm ê buốt khi niềng răng

Khi niềng răng, bạn có thể bị ê buốt nhẹ, nặng hoặc không gặp phải tình trạng này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc nắm rõ các mẹo ê buốt khi niềng răng cũng giúp bạn trải qua quá trình điều trị nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.

– Túi chườm đá, các chất lạnh chính là phương thức giảm đau khi niềng răng, cũng như đối với các bộ phận bị thương khác trên cơ thể hiệu quả.

– Trong một số trường hợp, bạn có thể bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với khí cụ. Trong trường hợp đó, bạn có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm. Cách này nhằm sát khuẩn vết thương cũng như tăng cường khả năng sát trùng cho răng.

– Một cách thức quan trọng giúp giảm ê buốt khi niềng răng chính là ưu tiên dùng những thức ăn mềm, không cứng, không dai. Các đồ ăn mềm, xốp giúp bạn hạn chế tối đa lực nhai và động tác nhai.

Ê buốt khi niềng răng - Tình trạng trong quá trình niềng răng 3
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt để hạn chế đau nhức*

– Có thể dùng ngón tay của mình để xoa nướu răng nhẹ nhàng giúp các mô được thoải mái, giảm ê buốt khi răng bị siết chặt.

– Khi đeo niềng, không thể tránh khỏi việc bị cọ xát các mắc cài vào miệng, môi. Bạn có thể dùng sáp chỉnh nha để bọc các phần có thể gây tổn thương mô.

Trên đây là những phân tích về vấn đề ê buốt khi niềng răng ai cũng nên tham khảo. Khi có nhu cầu chỉnh nha niềng răng, bạn có thể liên hệ về trung tâm nha khoa hoặc trực tiếp đến đây để được thăm khám – kiểm tra tình trạng răng miệng và nhận các tư vấn điều trị cụ thể nhất từ bác sĩ niềng răng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN