NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 983 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân chính do đâu?

Theo dõi trên:

Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Nếu việc bọc răng sứ nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai và hoàn thiện thẩm mỹ thì vấn đề trên lại khiến kỹ thuật này tác dụng ngược lại. Bên cạnh đó, người có răng sứ bị cộm còn cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé!

Để khắc phục các khiếm khuyết trên răng như răng sứt mẻ, gãy vỡ, nứt nẻ, răng thưa, răng nhiễm màu hoặc răng hô – móm nhẹ, bác sĩ khuyên bạn nên bọc răng sứ. Đây là hình thức sử dụng một mão răng mới có màu sắc, hình dạng, kích thước giống hệt răng thật thay thế cho lớp ngoài của răng mang khiếm khuyết. Trước đó, bệnh nhân phải trải qua quá trình điều trị nha khoa cũng như kỹ thuật mài cùi.

Bọc răng sứ bị cộm - Nguyên nhân chính do đâu? 1
Phương pháp nha khoa thẩm mỹ nhiều người lựa chọn*

Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị cộm

Trên thực tế, bọc răng sứ không phải là kỹ thuật khó nhưng đòi đòi hỏi độ chuẩn xác cao. Hơn nữa, quá trình này phải diễn ra theo dúng tiêu chuẩn, kỹ thuật để hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị cộm, bị bung tuột… Tuy nhiên, trên thực tế, có khá nhiều người hợp gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị cộm gây ảnh hưởng đến nhiều sinh hoạt trong cuộc sống. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh:

– Đầu tiên phải kể đến kỹ thuật bọc răng sứ chưa chính xác. Nguyên nhân này có thể do bác sĩ có tay nghề non trẻ hoặc chưa tỉ mỉ hoặc có thể sai sót trong quá trình đo đạc cùi răng và mão sứ. Hoặc bọc răng sứ bị cộm cũng có thể do quá trình gắn răng cẩu thả của bác sĩ.

Bọc răng sứ bị cộm - Nguyên nhân chính do đâu? 2
Bọc răng sứ bị cộm do quá trình thực hiện cẩu thả, sai kỹ thuật*

– Để răng sứ ăn khớp với cùi răng thật, trước khi mài cùi và gắn sứ, bác sĩ phải làm sạch răng, miệng, loại bỏ vôi răng, thức ăn thừa còn tồn tại trong khoang miệng. Nếu không áp dụng bước này rất dễ dẫn tới trường hợp bọc răng sứ bị cộm.

– Bên cạnh đó, bọc răng sứ bị cộm còn có thể do quá trình chế tác mão sứ chưa chính xác, mão sứ được thiết kế không phù hợp với khuôn răng thật của người bệnh. Lỗi kỹ thuật này do bộ phận Labo chịu trách nhiệm.

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Để phòng tránh những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị cộm, cách tốt nhất là khách hàng nên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín. Bạn có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá như:

Bọc răng sứ bị cộm - Nguyên nhân chính do đâu? 3
Lựa chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ giỏi*

Tay nghề bác sĩ, kỹ thuật viên

Hãy lựa chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra, cơ sở nha khoa phải sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao. Những con người người làm việc tại đây phải có tinh thần học hỏi và có trách nhiệm.

Cơ sở vật chất

Một trung tâm nha khoa uy tín cần có cơ sở vật chất khang trang, trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại nhằm phục vụ tốt cho công tác chế tạo răng và thực hiện kỹ thuật mài cùi, lấy dấu răng, gắn răng sứ.

Quy trình thực hiện

Các thao tác thực hiện trong quy trình bọc răng phải đạt tiêu chuẩn, diễn ra trong điều kiện vô trùng. Bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng qua mỗi thao tác thực hiện để phòng ngừa tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Bọc răng sứ bị cộm - Nguyên nhân chính do đâu? 4
Áp dụng quy trình nha khoa đạt chuẩn, đảm bảo an toàn*

Trên đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bọc răng sứ bị cộm cũng như cách phòng tránh tốt nhất cho bạn. Mọi thắc mắc về các dịch vụ nha khoa, dịch vụ điều trị răng miệng, bạn có thể liên hệ về trung tâm nha khoa để được tư vấn miễn phí.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN